Hamster có thân hình bé bé xinh xinh rất dễ thương, và là lựa chọn hàng đầu dành cho tất cả mọi người yêu vật nuôi, muốn nuôi để giải trí sau những giờ học tập, làm việc mệt nhọc; hay những lúc các bạn bị STRESS - Căng thẳng đầu óc... mà không cần tốn nhiều thời gian chăm sóc, vệ sinh, đặc biệt không tốn không gian nhiều.
Hamster thuộc dạng túi má nên độn đồ ăn rất nhiều, chính vì thế các bạn dễ thấy hai bên gò má của hams hay căng, phình to ra, có một số bạn mới nuôi hoảng sợ bảo các bé bị nổi hạch, rùi đem lia lịa lại cho Tú, nhưng khi giải thích, hiểu rỏ thì không sao hết, hihihihihi. Và Hamster là loại động vật ăn tạp, các bé có thể ăn được cả rau xanh lẫn thịt (theo Tú không nên cho ăn rau sống nhiều quá, và thịt thì nên luộc chín, không nên cho thịt sống). Thức ăn thiên nhiên của chúng bao gồm ngũ cốc, các loại hạt giống, rau xanh, con trùng, và chúng cũng thích ăn ngô tươi, yến mạch hay lúa mì trộn với thức ăn khô cho Cún. Thức ăn trộn sẵn cho hamster mua từ các cừa hàng (HAMSTERTHANHTAM.XIM.VN chẳng hạn) có đầy đủ vi lượng nhưng một vài trong số chúng sẽ không ăn.
Vì hamster là loại thích khô ráo nên thức ăn yêu thích của chúng cũng là các loại hạt khô như các loại hạt giống. Để bổ sung protein và các chất khác nên cho chúng ăn các loại côn trùng nhỏ (theo Tú nên cho ăn côn trùng rang hoặc nướng chín: sâu rang bơ có bán sẵn tại HAMSTERTHANHTAM.XIM.VN và các shop)
Hamster thích ăn rau nhưng chỉ cho chúng ăn có mức độ. Thức ăn thường ngày của chúng nên đa dạng.Chỉ khi đó hamster mới trở nên khoẻ mạnh
Nhưng không được cho hamster ăn SÔ-CÔ-LA hay những đồ ngọt.
Chúng ta có thể hoặc cho hamster ăn vào 1 giờ cố định trong ngày hoặc để 1 lượng thức ăn sẵn nhất định. Hamster có thể sẽ không ăn ngay 1 lúc quá no mà chúng để dành thức ăn vào túi dưới má, dấu nó vào 1 chỗ kín và để dành ăn từ từ, có khi đang ngủ buồn buồn lấy ra ăn tiếp. Chúng ta nên bỏ những thức ăn không còn tươi và cũng nên làm vệ sinh chỗ giấu thức ăn bí mật của chúng.
Để thức ăn vào 1 đĩa sứ nặng hay nhựa cố định (để cho hamster không thể làm đổ ) và nên rửa chúng mỗi tuần.
Hamster cần phải có 1 lượng nước nhất định. Tốt nhất là nên dùng bình nước khi nào hamster có nhu cầu sẽ ấn mõm vào & nước chảy ra rất thuận tiện, tiết kiệm nước, sạch sẽ.
Chăm sóc 1 em hamster là 1 trách nhiệm lớn. Hamster có tuổi thọ trong vòng khoảng 02 - 03 năm và chúng cần chăm sóc mỗi ngày. Trẻ em còn nhỏ khi nuôi hamster cần anh, chị hoặc phụ huynh hướng dẫn và theo dõi các bé chăm sóc Hams. Hamster sẽ mang đến thật nhiều niềm vui cho dù bạn ở tuổi 12 hay 60. Nếu lần đầu nuôi hamster thì bạn nên chọn rước về trước 1 bé đực (theo Tú để khi các bạn muốn rước thêm 1 bé về sinh sản thì rước bé cái về từ bằng tuổi đến nhỏ hơn, các bé sẽ dễ làm quen và cặp đôi nhau. Ngược lại, bé cái lớn hơn nếu bé đực lớn hơn thì không thành vấn đề, nhưng nhỏ hơn thì ghép hơi khó)
1. Cách chăm sóc cơ bản :
- Rất thích tập thể dục, chúng là động vật rất linh động, trung bình 1 ngày 1 em hamster chạy khoảng 3.2 km (thật khó tin). Vì vậy trong lồng nên có vòng chạy (Wheel, Parabol).
- Hamster thường hoạt động về đêm nên ban ngày chúng cần ngủ. Tránh để lồng ở nơi có ánh sáng trực tiếp và gió.
- Nền lồng nên dùng loại vật liệu hút nước như mùn cưa, gỗ nén, cát sans, đặc biệt dòng Robo chỉ nên sử dụng cát lót dành riêng cho Robo (các bạn sẽ được tư vấn khi rước Hamster Robo tại HAMSTERTHANHTAM.XIM.VN).
- Chúng cần nơi yên tĩnh & riêng tư để ngủ. Nên xây cho chúng 1 căn nhà nhỏ. Dùng 1 cái hộp nhỏ cũng tốt.
- Phải cho ăn đầy đủ. Đòi hỏi nguồn nước thường xuyên – điều này rất quan trọng.
- Rửa lồng 1 lần/ tuần, giữ lồng sạch ngăn ngừa bệnh tật.
- Không nên tắm NƯỚC cho chúng. Chúng có thể tự làm việc này với việc tự tắm cát.
- Hamster có thị giác rất kém, nhưng có khứu giác tốt và thích giác xuất sắc. Vì vậy trước khi cầm chúng trên tay nên để tay lại gần cho chúng ngửi, nhẹ nhàng cầm lên, tạo 1 cái lỗ cho chúng chui đầu ra. Khi thấy mọi việc xung quanh, chúng cảm thấy an toàn. Nói chuyện nhẹ nhàng với chúng. Chúng sẽ quen với giọng nói của bạn.
2. Thói quen của hamster:
- Gặm nhấm: chúng gặm nhấm tất cả các thứ (các bạn nên cẩn thận khi thả Hamster ra ngoài cần tránh những thứ nguy hiểm, như trường hợp của một bạn hôm trước thả bé lên bàn chơi, bé gặm các thứ tới chai keo dán 502, ấy thế là.....hixhixhihxihixhhixhix), đặc biệt thích gặm thành lồng. Người ta cho rằng việc gặm thành lồng bằng kim loại sẽ gây tổn hại cho não hamster. Vì vậy nên để trong lồng những vật cho chúng nhai như cành cây, gỗ vụn hay đá mài răng chuyên dụng cho bé.
- Chạy: rất thích chạy, phải được cho chạy đầy đủ mới đảm bảo sức khỏe nói chung.
- Con mẹ có thể ăn con con nếu không được cho ăn đầy đủ dinh dưỡng tại nhu cầu dinh dưỡng cho bé mang thai và đẻ con rất lớn so với các bé bình thường.
- Trữ thức ăn trong miệng để dự trữ.
- Có thể dạy cho hamster đi toilet đúng chỗ.
3. Chăm sóc con non :
- Hamster cái mang thai khoảng từ 20 - 30 ngày, con mẹ cần bổ sung nhiều protein (cà rốt, đậu…) Không nên cầm con mẹ trong thời gian này. An toàn nhất là nên tách con đực ra khỏi con cái đến khi tách bầy con con hoặc lâu hơn nữa (khoảng 03 - 05 tháng) thì càng tốt.
- Thông thường đẻ từ 01 - 14 con, cá biệt có thể lên đến 18 con.
- Tuyệt đối không được đụng vào con non & không được quấy rầy con mẹ trong 02 tuần, nhưng an toàn nhất là 04 tuần. Nếu đụng vào con non, con mẹ sẽ nghĩ rằng đây không phải con nó và bỏ rơi, thậm chí ăn luôn. Trong thời gian này tránh chùi rửa lồng, chuồng, hồ kiếng.
- Sau 02 tuần, có thể chùi rửa lồng như phải thật cẩn thận, luôn cho con non sát con mẹ. Đến 04 tuần thì các bạn dọn dẹp, chùi rửa vô tư nhé! Cũng có thể tách bầy con ra khỏi mẹ nếu các bé con khỏe mạnh hết.
- Con non sẽ mở mắt sau 11-12 ngày. Tránh để máng nước trong lồng, đề phòng con non ngã vào & bị cảm lạnh.
- Khi con non không ăn, đừng quá lo lắng. Con mẹ có thể chăm sóc chúng tốt.
- Sau 04 tuần có thể tách bầy con non
Vui lòng đợi ...